Sign In

Hiệu quả sự đột phá tư duy lập pháp

00:00 10/03/2025

Chọn cỡ chữ A a  

“Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy đã và đang đặt ra khối lượng công việc khổng lồ về sửa đổi, hoàn thiện luật pháp. Thực tế, thể chế vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.


Tinh thần tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế đã được thể hiện ở Kỳ họp bất thường (KHBT) lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV. Các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đã quy định nhiều chính sách mới, có tính đột phá, chưa có tiền lệ, tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ “điểm nghẽn về thể chế, chính sách”, thể hiện rõ sự đột phá về tư duy lập pháp, tinh thần đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp.
Bài học ở đây là việc gì cũng không dễ, nhưng nếu quyết tâm, mạnh dạn làm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị thì khó mấy cũng làm được.
Thể chế là “đột phá của đột phá”, nhưng đang là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại KHBT lần thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Thể chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản trị phải thông minh” và “đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển”.
Thực tiễn là nơi kiểm nghiệm mọi nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quá trình thực hiện, triển khai các luật, nghị quyết sẽ có những vấn đề nảy sinh, vì có nhiều vấn đề mới, khó, quy định thí điểm. Đơn cử, Nghị quyết 193/2025/QH15 quy định nhiều chính sách đặc biệt, tạo đột phá phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia: Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; việc cấp kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo cơ chế quỹ - thông qua các quỹ phát triển khoa học và công nghệ; cơ chế khoán chi; vấn đề thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ...
Vì vậy, quá trình đưa luật vào cuộc sống, phải lắng nghe ý kiến phản hồi, góp ý của những người thực thi, các đối tượng tác động, các nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn, người dân và DN.
Chúng ta đã đột phá về cả tư duy, cách làm, thẩm quyền, quy trình xây dựng, ban hành văn bản với tinh thần thông thoáng, quy trình đơn giản, ngắn gọn, đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa Trung ương và địa phương... Với tinh thần thượng tôn pháp luật, thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, chắc chắn công tác xây dựng và thực thi pháp luật ngày càng đổi mới, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.


 

Ngô Đức Hành

Ý kiến

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 30/8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 và vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ ngày 1/9. Nội dung này được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, diễn ra ngày 18/3.
Phát huy tính đảng trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật góp phần quan trọng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phát huy tính đảng trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật góp phần quan trọng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

PGS.TS Tào Thị Quyên - Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, trong tổng thể đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Đăng Dung: 'Đưa cuộc sống vào pháp luật mà không phải đưa pháp luật vào cuộc sống'

GS.TS Nguyễn Đăng Dung: 'Đưa cuộc sống vào pháp luật mà không phải đưa pháp luật vào cuộc sống'

Để khắc phục những “điểm nghẽn” trong thể chế của Việt Nam, GS.TS Nguyễn Đăng Dung (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) cho rằng, làm luật phải có mục đích bảo vệ quyền con người nên chúng ta cần đưa cuộc sống vào pháp luật, chứ không phải đưa pháp luật vào cuộc sống.